Trong cuộc sống thường ngày, chắc hẳn nhiều người từng nghe qua về “Xút” nhưng không biết rõ là gì. Sodium Hydroxide – có công thức hóa học là NaOH, chính là hợp chất thường được gọi là Xút. Vậy NaOH là gì? Ứng dụng của NaOH như thế nào? Xút có nguy hiểm không? Mời bạn cùng Khang Vinh khám phá những thông tin thú vị về loại chất này.
1. NaOH: Khái niệm, tính chất vật lý và hóa học
Khái niệm
Sodium Hydroxide (Natri hydroxide, Xút, Xút ăn da) là hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxide dễ tan trong nước. Khi hòa tan trong dung môi như nước, ta thu được dung dịch Bazơ mạnh. Công thức hóa học của Sodium Hydroxide là NaOH.
Khi ở dạng dung dịch, Xút có màu trắng, mùi đặc trưng.
NaOH được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm, các ngành công nghiệp sản xuất. Theo thống kê hàng năm, Xút là loại hóa chất có số lượng sản xuất và sử dụng vô cùng lớn, nhờ vào khả năng ứng dụng đa ngành nghề và chi phí hợp lý.
Tính chất vật lý
Xút có màu trắng, không mùi tồn tại ở dạng viên, vảy hoặc hạt, khả năng hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa.
NaOH Không tan trong các dung môi không phân cực, dung dịch ether.
Khi hòa tan trong nước hoặc hấp thụ đủ độ ẩm, NaOH sẽ tỏa nhiệt mạnh, gây bỏng rộp và ăn mòn da nếu tiếp xúc.
Điểm nóng chảy: 318°C
Điểm sôi: 1390°C
Phân tử lượng: 40g/mol
Độ pH: 13.5
Tỷ trọng: 2.13 (tỷ trọng của nước = 1)
Tính chất hóa học
NaOH phản ứng với carbon dioxide:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Phản ứng với các axit và oxit axit để tạo thành muối và nước:
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới:
NaOH + K → KOH + Na
Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới:
2NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2
Phản ứng với một số nguyên tố kim loại mà oxit bazơ hoặc hydroxide của chúng có tính lưỡng tính.
Xem thêm: Những sự thật thú vị về Kẽm: Đừng nên bỏ lỡ
2. Ứng dụng của Xút trong công nghiệp và đời sống
Trong y học và dược phẩm
Trong các viên thuốc giảm đau, hạ sốt hiện nay chúng ta sử dụng có thành phần quan trọng là gốc Sodium của NaOH (Sodium phenolate). Bên cạnh đó, Xút cũng được sử dụng để làm thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông máu.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, NaOH cũng được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng của nó: Trung hòa các hoạt chất, tạo bọt và cân bằng pH trong các sản phẩm vệ sinh cơ bản, sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc.
Trong sản xuất chất tẩy rửa
Để sản xuất các sản phẩm có tính tẩy rửa, các nhà sản xuất thường sử dụng gốc sodium hypochlorite của xút để điều chế. Javen – sản phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình, là một trong những sản phẩm cần NaOH để sản xuất
Trong xử lý nước
Nhờ khả năng cân bằng độ pH, NaOH thường được ứng dụng phổ biến trong xử lý nước thải và làm sạch hồ bơi. Khi môi trường nước bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố, sử dụng Xút với liều lượng hợp lý sẽ giúp ngăn vi khuẩn phát triển, đưa nguồn nước trở về trạng thái bình thường.
Lưu ý: NaOH phản ứng rất mạnh với nước nên cần trang bị bảo hộ đầy đủ khi làm việc.
Trong sản xuất giấy
Sử dụng NaOH cùng Na2S tạo thành dung dịch sẽ giúp tách các nguyên liệu không mong muốn trong gỗ, chỉ còn lại Xenlulozo (C6H12O5) là thành phần chính để sản xuất giấy.
Trong lĩnh vực năng lượng – nguyên liệu và dầu khí
NaOH được sử dụng tại công đoạn chế tác pin và ắc quy. Xút cũng được sử dụng nhiều trong các phương tiện đi lại, sản xuất tuabin,…
Nhờ khả năng loại bỏ sulfua và acid trong tinh chế dầu mỏ, Xút được sử dụng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan.
Xem thêm: Vì sao Muối kẽm clorua – ZnCl2 ngày càng trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp
3. Xút có độc không? Những lưu ý khi sử dụng NaOH và cách bảo quản
Ngoài khả năng ứng dụng rộng rãi, Xút cũng là một loại hóa chất nguy hiểm vì tính ăn mòn và gây bỏng da. Vậy cần làm gì khi tiếp xúc với Xút NaOH?
Hít phải khí NaOH: Có thể gây dị ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Mức độ phụ thuộc vào lượng khí hít phải. Đưa nạn nhân đến nơi an toàn, thoáng khí; Nếu ngưng thở, thực hiện hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện gần nhất.
Tiếp xúc NaOH với da: Gỡ bỏ toàn bộ trang phục, xả nước lạnh trong 15 phút; Sau đó tiến hành băng bó, nếu vết thương nặng phải rửa xà phòng, bôi kem chống khuẩn.
Bị xút bắn vào mắt: Có thể gây mù lòa. Cần rửa mắt với nước sạch ngay lập tức, sau đó tới trung tâm y tế gần nhất để xử lý. Trong trường hợp khẩn cấp, nên gọi cho trung tâm chống độc để sơ cứu, hạn chế tối đa rủi ro với mắt
Nuốt phải NaOH: Có thể gây cháy miệng, họng và dạ dày. Triệu chứng thường thấy: Hạ huyết áp, nôn, chảy máu, tiêu chảy,… Cần nhanh chóng sức miệng và họng bằng nước sạch, uống thật nhiều nước và tới trung tâm y tế gần nhất để xử lý.
Lưu ý khi sử dụng Xút:
Chỉ thêm xút vào nước khi hòa tan, không làm ngược lại.
Sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ, tuân thủ cảnh báo và hướng dẫn.
Không sử dụng các thiết bị, dụng cụ có khả năng phát lửa
Cách bảo quản NaOH:
Bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo, tuyệt đối không có nguy cơ cháy nổ.
Để trong thùng kín, nếu không còn sử dụng cần vệ sinh cẩn thận vì Xút vẫn có thể gây hại nếu còn bụi
Tránh xa các loại hóa chất không tương thích như axit, kim loại, chất khử….
Tránh nhiệt
4. Mua Xút tại đâu uy tín, giá hợp lý, chất lượng cao?
Là loại hóa chất nguy hiểm, khi mua NaOH cần lựa chọn nhà phân phối thật kĩ càng để tránh hàng giả, hàng nhái không đúng định lượng. Sản phẩm có hàm lượng sai lệch có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cả những người xung quanh.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua Xút, hãy tìm đến Công ty Cổ phần Khang Vinh – Nhà nhập khẩu và phân phối hóa chất toàn quốc. Với gần 20 năm hoạt động trong ngành, Uy tín – Chất lượng – Giá cả là 3 tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp để duy trì đến ngày hôm nay, cũng như độc quyền một số mặt hàng tại miền Bắc. Khi đến với Khang Vinh, bạn đã có sự đảm bảo về Nguồn gốc hàng hóa – Khả năng cung ứng – Giá cả thị trường.
Nếu bạn có nhu cầu mua Xút NaOH giá tốt , hãy liên hệ ngay qua hotline: 091.322.8892 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Natri_hydroxide