Mạ kẽm là gì? Những phương pháp mạ kẽm phổ biến hiện nay

Khi kim loại được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay, việc ăn mòn là vấn đề rất nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là mục tiêu hàng đầu, cần được áp dụng để giảm thiểu thiệt hại. Sơn và mạ điện là các phương pháp hiệu quả để bảo vệ kim loại, trong đó mạ kẽm là một ứng dụng quan trọng của mạ điện. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Mạ kẽm là gì? Một số phương pháp mạ kẽm phổ biến? Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn hiện nay? Những lỗi phát sinh trong quá trình mạ kẽm? Địa chỉ mua hóa chất mạ kẽm uy tín ở đâu?

 

Mạ kẽm là gì?

Mạ kẽm là quy trình áp dụng một lớp phủ kẽm lên bề mặt kim loại, thường sử dụng cho sắt hoặc thép. Lớp phủ kẽm sẽ bảo vệ kim loại khỏi quá trình ăn mòn, oxy hóa. Cụ thể:

  • Tạo thành một lớp màng ngăn kim loại tiếp xúc với không khí
  • Bề mặt kẽm phản ứng với không khí, hình thành nên lớp gỉ nhỏ, không thể hòa tan dính chặt vào kim loại.

Nếu không được bảo vệ, kim loại sẽ bị rỉ sét do quá trình tiếp xúc với không khí theo thời gian. Rỉ sét chính là kết quả của quá trình oxy hóa kim loại, là sự kết hợp giữa kim loại sắt với oxi trong không khí. Lớp rỉ này gây nhiều tác hại, giảm độ cứng của lớp kim loại. Các lớp rỉ sét qua ngày tháng bong dần ra làm cho lớp vật liệu bị mài mòn, thay đổi màu sắc, biến đổi tính chất. Những chiếc đinh sắt bị rỉ sét rất dễ bị gãy, tạo lỗ rỉ trên bề mặt vật liệu. Những mảnh sắt bị rỉ sẽ ở dạng kết cấu như bọt biển nên dễ dàng hấp thụ nước và nhanh chóng bị mục nát.

Một số phương pháp mạ kẽm phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có 3 phương pháp mạ kẽm phổ biến nhất, bao gồm:

Mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng

Là phương pháp chiếm ưu thế lớn nhất so với các phương pháp chống ăn mòn hiện nay, mạ kẽm nhúng nóng là công nghệ tạo ra lớp phủ kẽm, bám chắc vào bề mặt nền của sắt thép bằng cách nhúng kim loại vào bể kẽm nóng chảy.

Lớp phủ kẽm có công dụng chống ăn mòn rất tốt, công nghệ để triển khai mạ kẽm nhúng nóng cũng khá đơn giản nên đây là phương pháp phổ biến và hợp lý cho các nhà máy. Loại hóa chất thường được sử dụng cho kỹ thuật này là Kẽm Clorua – ZnCl2.

Tham khảo sản phẩm TẠI ĐÂY

Mạ kẽm lạnh

Đây là phương pháp có thể áp dụng cho các nguyên vật liệu tiếp xúc với nhiều môi trường có nguy cơ ăn mòn cao như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, thiết bị khai thác mỏ…

Mạ kẽm lạnh là quy trình sơn hoặc phun bụi kẽm, trộn cùng các chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ lên bề mặt kim loại. Kẽm chiếm 92 – 95% ở dạng màng khô trong dung dịch này.

Mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân là công nghệ sử dung dịch chứa ion kẽm dưới tác động của dòng điện để ion kẽm bám dính vào kết cấu. Những ion kẽm sẽ bám dính đều trên bề mặt và tạo nên lớp mạ bảo vệ phía bên ngoài.

Mạ kẽm điện phân thích hợp cho các thiết bị đòi hỏi độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất của kim loại gốc như dây điện, các bộ phận nhỏ trong thiết bị máy móc,….

Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn

Hiện nay, quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn thường được áp dụng có 9 công đoạn, bao gồm:

1. Tẩy các vết dầu mỡ

Trước khi mạ kẽm, vật liệu cần mạ sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu trong khoảng 10 – 15 phút, mức thời gian phụ thuộc vào tình trạng cũng như đặc tính của kim loại

2. Tẩy gỉ sét

Sau khi dầu mỡ được loại bỏ, tiếp tục ngâm vật liệu vào dung dịch Axit Clohidric (HCl) với nồng độ 8 – 15%

Tham khảo Axit Clohidric (HCl) TẠI ĐÂY

HCl – Acid clohydric

3. Tẩy dầu điện hóa

Ở phương pháp này, khí sẽ thoát ra trên điện cực làm tách mỡ trên bề mặt sản phẩm.

4. Trung hòa

Ngâm vật liệu vào dung dịch HCl để loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit. Công đoạn trung hòa diễn ra trong vòng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường.

5. Xi mạ kẽm

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm, nhằm tạo lớp xi mạ kẽm lên bề mặt vật liệu. Tiêu chuẩn cho lớp mạ kẽm: Kết tinh mịn, độ tinh khiết cao, không gây ảnh hưởng đến vật liệu.

6. Hoạt hóa

Sau bước mạ kẽm, thợ gia công sẽ tiến hành hoạt hóa nhằm tăng độ bóng và sáng cho bề mặt sản phẩm

7. Cromat hóa

Tại bước này, thợ gia công sử dụng Crôm trioxit (CrO3) để tăng độ bền cho lớp mạ kẽm. Lớp phủ Cromat có thể có màu sáng trắng / vàng cầu vồng / xanh / vàng / đen….

8. Sấy khô

Sản phẩm sẽ được đưa vào tủ sấy khô sau khi được phủ màu cẩn thận. Mục đích sấy khô nhằm giúp màu sắc của lớp mạ đồng đều hơn, bề mặt sản phẩm bằng phẳng và sáng bóng hơn

9. Kiểm tra sản phẩm

Trước khi sản phẩm được đưa đến tay khách hàng, kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo độ dày và kiểm tra lại màu sắc của bề mặt kẽm phủ. Nếu không đạt chuẩn, sản phẩm sẽ phải gia công mạ kẽm lại từ bước 1

Những lỗi có thể xảy ra trong quá trình mạ kẽm

Trong quá trình mạ kẽm, có thể phát sinh những lỗi không đạt tiêu chuẩn do yếu tố tay nghề hoặc sai hàm lượng, hóa chất sử dụng không đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là một số trường hợp:

Đối với mạ kẽm hệ Acid

  • Lớp hóa chất xi mạ tối và giòn: nguyên nhân là do thiếu bóng, dung dịch không được cân bằng, hoặc do thừa bóng nên làm cho lớp mạ trở nên giòn, dễ bong tróc.
  • Lớp mạ bị rỗ và nhám: do dung dịch không cân bằng, thiếu chất thấm ướt.
  • Lớp mạ bị tối và cháy: do nồng độ kim loại thấp nên ảnh hưởng đến kết quả xi mạ.
  • Lớp mạ có màu nâu: trường hợp này do thừa chloride, do nhiệt độ thấp và chất bóng không cân bằng trong dung dịch mạ.
  • Độ phủ kém: Do độ pH trong dung dịch mạ thấp, hoặc thừa lượng kẽm.
  • Lớp mạ tối: do dung dịch hóa chất xi mạ đã bị nhiễm tạp chất kim loại, ví dụ như nhiễm kim loại sắt.
  • Lớp mạ xù xì, có gai: lỗi này là do độ pH cao, do hóa chất bị nhiễm tạp chất sẽ làm cho bề mặt vật liệu xi mạ có hiện tượng xù xì, có gai trên bề mặt.
  • Lớp mạ có đốm: do dòng điện mạ quá cao, tốc độ quay chậm và do dung dịch bị nhiễm sắt.
  • Hiệu suất thấp: do nhiệt độ thấp dưới mức tiêu chuẩn, nồng độ kim loại thấp và do dung dịch mạ thiếu cân bằng.

Đối với mạ kẽm hệ kiềm

  • Lớp mạ mờ: do độ bóng, dẻo trong dung dịch thấp, nồng độ kẽm cao, bề mặt vật liệu cần mạ không được xử lý và tẩy sạch, nhiệt độ mạ không phù hợp hoặc do bể mạ đã bị nhiễm tạp chất.
  • Cháy ở mật độ dòng cao: trường hợp này là do nhiệt độ thấp, nồng độ kiềm thấp, dòng điện thì cao, nồng độ nguyên liệu quá cao hoặc quá thấp.
  • Lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao: nguyên nhân là do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nồng độ kiềm thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hoặc do bề mặt vật liệu tẩy rửa không sạch.
  • Lớp mạ xù xì và gai: do bộ lọc kém, mật độ dòng cao, do nguyên liệu anode thấp hoặc do hóa chất bị nhiễm tạp chất.
  • Lớp mạ bị rộp và bám dính kém: do bề mặt vật liệu mạ không được xử lý sạch trước khi mạ, nhiệt độ mạ thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hữu cơ, bể chứa kẽm không phù hợp.

Địa chỉ mua hóa chất xi mạ tại miền Bắc? Mua hóa chất uy tín, chất lượng, giá tốt ở đâu Hà Nội?

Khi có nhu cầu mạ kẽm, hẳn ai cũng mang trong mình câu hỏi: Địa chỉ uy tín để mua hóa chất  ở đâu? Địa chỉ bán hóa chất mạ kẽm uy tín toàn quốc? Mua hóa chất xi mạ ở đâu Hà Nội? Trong bối cảnh thị trường hóa chất ngày càng có nhiều lựa chọn, không ít người vì lợi nhuận mà bán hàng sai hàm lượng – nhiều tạp chất – hàng giả để phá giá và thu hút khách hàng, bất chấp sự an toàn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Vậy mua hóa chất ở đâu uy tín và giá tốt? 

Công ty Cổ phần Khang Vinh – có trụ sở tại Hà Nội, là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu & kinh doanh hóa chất và phụ gia, Khang Vinh luôn tự hào là nơi đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cùng chi phí hợp lý. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn, hiện nay chúng tôi đang là nhà phân phối chính hãng và độc quyền của nhiều nhà máy hóa chất lớn trên thế giới tại các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Mexico, Israel, Nga & Nhật Bản. Tại Khang Vinh, các sản phẩm được đóng gói đúng quy trình và đảm bảo chất lượng cho quá trình vận chuyển, nhằm hạn chế tối đa việc hư hại sản phẩm, bảo quản chất lượng ổn định xuyên suốt quá trình sử dụng. Cam kết giao hàng nhanh chóng, phân phối toàn quốc.

Lĩnh vực kinh doanh chính của Khang Vinh Jsc.
3 lĩnh vực chính của Khang Vinh

Với bài viết trên, chúng ta đã nắm được khái niệm, phương pháp mạ kẽm và những câu hỏi liên quan. Khang Vinh hi vọng quý bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và tìm được nơi uy tín để mua hóa chất. Xin vui lòng gọi hotline: 091.322.88.92 / 093.234.4269 hoặc truy cập fanpage để được tư vấn, báo giá nhanh nhất!

Đọc thêm: CẬP NHẬT 2023: Top 7 loại hóa chất phổ biến nhất trong ngành xi mạ hiện nay

 

* Nguồn tham khảo:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin