Hướng dẫn nuôi tinh thể CuSO4 toàn tập: Vừa đẹp vừa dễ làm

Với những ai yêu thích môn hóa học thì việc nuôi tinh thể bằng chất hóa học chắc không còn xa lạ. Chỉ với vài bước đơn giản, ta đã có một viên pha lê đẹp lung linh của riêng mình rồi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách nuôi tinh thể đẹp và đơn giản nhất với CuSO4 – đồng sunfat 

Tự làm tinh thể CuSO4 tại nhà

CuSO4 là gì?

  • CuSO4 ( Đồng sunfat ) là hợp chất tồn tại dưới dạng tinh thể tam tà. Khi tiếp xúc với độ ẩm, sản phẩm sẽ có màu xanh dương, chuyển thành loại muối ngậm nước có công thức hóa học là CuSO4.5H2O. Đây là dạng hợp chất chúng ta sẽ sử dụng để làm tinh thể tại nhà
  • Độ tan của CuSO4: 

320 g/L (20 ℃) 

618 g/L (60 ℃) 

1140 g/L (100 ℃)

  • Khi tiếp xúc với CuSO4 cần lưu ý các điều sau:

– Không tiếp xúc trực tiếp: Đồng sunfat không độc, nhưng sẽ gây kích ứng da

– Không vứt bừa bãi sau khi sử dụng: Phải bọc lại, cất ở nơi kín đáo và thoáng mát. Tuyệt đối không thải ra môi trường.

Xem thêm tại: CuSO4 – Đồng sunfat có gây nguy hiểm cho con người không? Những công dụng không ngờ tới của CuSO4 trong cuộc sống

Cách nuôi tinh thể muối CuSO4.5H2O

  • Trước khi bắt đầu, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau: Nuôi đơn tinh thể hoặc đa tinh thể

– Đơn tinh thể: Tạo ra từ một mầm tinh thể

– Đa tinh thể: Cấu tạo từ nhiều mầm nhỏ, sản phẩm sẽ cho ra nhiều cánh. Nếu là người mới, bạn nên thử trước với dạng đơn tinh thể

  • Chuẩn bị những vật dụng sau:

150gr CuSO4.5H2O ( hoặc các dạng ngậm nước khác)

– Nước sôi

– Màng lọc

– Cốc thủy tinh

– (Tùy chọn) Vật tạo khung: dây cước, thanh gỗ, băng gạc,…

  • Các bước tiến hành:

– Với 150gr đồng sunfat, ta nên sử dụng 250ml nước. Từ từ cho hợp chất vào nước sôi đến khi CuSO4 không tan nữa ( hiện tượng bão hòa ) thì tiến hành lọc dung dịch hoặc cho thêm một xíu nước để tan hoàn toàn

CHÚ Ý: Không sử dụng vật kim loại để khuấy vì sẽ tạo ra phản ứng gây bỏng, hư hại vật dụng ( nên sử dụng vật bằng nhựa hoặc gỗ )

– Sau khi hoàn thiện, để dung dịch ở nơi thoáng mát, không có gió, ít người qua lại từ 1 – 2 ngày

– Sau giai đoạn này, ta sẽ thấy ở đáy cốc xuất hiện lớp tinh thể. Tiến hành lọc dung dịch, chọn 1 đến 2 hạt mầm ưng ý nhất, tiếp tục ngâm vào dung dịch.Nếu nuôi đa tinh thể, buộc mầm vào dây cước theo ý muốn, rồi buộc vào thanh gỗ. Để thanh gỗ nằm ngang miệng cốc, không để mầm chạm vào đáy hoặc thành cốc.

– Có thể đẩy nhanh quá trình bằng cách cho dung dịch vào ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo tủ luôn lạnh và hạn chế đóng mở, tránh chênh lệch nhiệt độ.

Càng để lâu, tinh thể càng lớn.Trong quá trình nuôi, không chạm vào hoặc làm rung cốc dung dịch. Tinh thể đẹp hay không phụ thuộc vào độ khéo léo của bạn

Mẫu tinh thể CuSO4 hình trái tim

Bảo quản tinh thể CuSO4 như thế nào?

  • Sau khi thu được thành phẩm đẹp lung linh, điều ta cần chú ý là cách bảo quản. Vì nước trong không khí có thể mài mòn tinh thể, làm cho sản phẩm bị xấu đi hoặc tan dần, không còn sáng chói nữa
  • Có một cách phổ biến thường dùng để bảo vệ tinh thể của mình đò là: sử dụng sơn móng tay (sơn bóng). Bôi một đến hai lớp (chỉ dùng một loại) vào thành phẩm ngay sau khi nuôi, ta sẽ có một cục tinh thể vĩnh cửu, có thể chạm vào thoải mái cũng như rửa dưới nước nếu tinh thể bị bám bụi.

Mua CuSO4 – Đồng sulphate ở đâu?

  • CÔNG TY CP KHANG VINH đang là một trong những nhà phân phối hóa chất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Tiêu chí hàng đầu của Khang Vinh là Uy tín – Chất lượng – Giá cả. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề, Khang Vinh luôn hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp khoáng chất, hóa chất hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Khang Vinh – Một trong các doanh nghiệp phân phối khoáng và hóa chất hàng đầu tại Việt Nam
Xem thêm: Đừng ham rẻ! hãy chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín cho cám của bạn

Vậy là với bài viết trên, ta đã có thể nắm rõ cách nuôi tinh thể CuSO4.5H2O vô cùng đơn giản, giá thành thấp, có thể làm tại nhà. Chúc các bạn thành công và có thành phẩm đẹp lung linh và “độc nhất vô nhị”.

Nếu cần tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc, xin vui lòng liên hệ hotline: 091.322.8892 hoặc nhắn tin qua Fanpage để được hỗ trợ sớm nhất!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng(II)_sulfat

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin